Phân tích dự án thời trang (06): Thời trang mùa xuân 2018 – Arielle Bobb-Willis

Xem nhiếp ảnh như một hình thức trị liệu chứng lo âu và trầm cảm, Bobb-Willis đã đến New Orleans, quê hương của mẹ cô ấy, mang theo một chiếc vali gồm những kiểu dáng yêu thích của các biên tập viên thời trang từ sàn diễn mùa xuân 2018.

Arielle Bobb-Willis: chia cắt thời trang thành từng mảnh

Bobb-Willis lấy cảm hứng từ những nơi cô sống, New Orleans. Nơi cho phép cô nhìn thấy tâm hồn và chất thơ đi vào nghệ thuật.

Bobb-Willis lấy cảm hứng từ trẻ em cũng như văn hóa trẻ thơ và các họa sĩ nói chung. Người da đen, vẻ đẹp và sức mạnh mà chúng ta mang trong màu sắc của mình thực sự truyền cảm hứng cho cô. 

Vì vậy, nghệ sĩ đã tạo ra thế giới cho chính mình dựa trên những gì cô không thấy xung quanh mình vào thời điểm đó. Bobb-Willis thích tạo ra những hình ảnh mà bạn không thể nhìn thấy hàng ngày.

Tôi không hề lấy cảm hứng từ thời trang trong công việc cá nhân của mình. Đó là điều mà tôi có thể thấy mình đang làm. 

Trang phục tôi chọn chủ yếu là để chia cắt mọi người thành từng mảnh chứ không phải để trông thời trang. 

Mọi người đã nói với tôi rằng công việc của tôi có thể chuyển sang thời trang nhưng tôi chắc chắn không coi mình là một nhiếp ảnh gia thời trang vào lúc này. Tôi có thể thấy mình sẽ làm việc đó trong tương lai vì công việc biên tập có rất nhiều chỗ cho sự sáng tạo. Trước đây, tôi đã từng chụp ảnh cho các cửa hàng quần áo, sự kiện, đám cưới, ảnh chân dung, bìa album và những thứ khác. Tôi chỉ thích việc quay phim nên tôi biết rằng dù tôi chụp gì thì nó cũng sẽ rất tuyệt.

Xem thêm trên website cá nhân của Arielle Bobb-Willis.

Dự án thời trang mùa xuân 2018

Thời trang không chỉ để khẳng định cái tôi

Tôi muốn cái tôi của họ bị lấy đi

Dự án này tràn ngập những bức ảnh thời trang rất sống động, người mẫu tạo dáng vặn vẹo. Cô nói, nếu không có khuôn mặt, mọi yếu tố trong bố cục của một bức ảnh đều có vai trò như nhau: quần áo, bối cảnh và người mẫu kể một câu chuyện, một tập hợp duy nhất.

Để thực hiện buổi chụp ảnh thời trang này, Bobb-Willis đã đến New Orleans, quê hương của mẹ cô. Cô chụp ảnh những người phụ nữ sống trong thành phố mặc những bộ váy sặc sỡ, quần đàn accordion và đôi bốt nhựa cao đến đầu gối với không gian vỉa hè khu phố vắng hoặc cánh đồng.

Màu sắc và bố cục của thành phố luôn truyền cảm hứng cho tôi.

Chỉ có sự nặng nề này thôi. Nó rất sôi động nhưng vẫn ẩn chứa một cảm giác ma quái xuyên suốt.

Bobb-Willis đã phát triển một phong cách trừu tượng, tách biệt trong khi vật lộn với chứng lo âu và trầm cảm, sử dụng nhiếp ảnh như một hình thức trị liệu. 

Tôi cảm thấy như cơ thể mình là thứ mà tôi đang thuê hơn là thứ được trao cho tôi. Khi tôi chụp ảnh, tôi tập trung vào những gì ở phía trước và không có gì khác.

Khác với các dự án thời trang khác, khi nghệ sĩ dùng thời trang để khẳng định cá tính của mình. Bobb-Willis lại ‘giấu’ đi cái tôi, khiến những người mẫu như những ‘cái giá để đồ’. Mọi thứ tình cảm, cảm xúc đều thể hiện qua trang phục và hình thể. Người mẫu, trang phục và không gian không có sự khác biệt, tất cả là một tập hợp.

Sự mơ hồ còn được thể hiện qua cách nghệ sĩ chọn không gian. Những không gian giáp ranh trống vắng, không người càng làm tăng thêm sự phủ định, sự biến mất của cái tôi.

Sự năng động trong trang phục

Ngược lại với khía cạnh che giấu cái tôi hay việc sử dụng nhiếp ảnh để trị liệu chứng trầm cảm; trang phục trong dự án lại thể hiện cảm giác mùa xuân, căng tràn sức sống với chất vải mềm mại, co giãn và màu sắc sặc sỡ.

Bên cạnh đó, những người mẫu không hề thể hiện sự ‘chầm kảm’ u buồn mà tạo dáng rất uyển chuyển, đầy năng lượng.

Kết

Sự tương phản giữa phong cách của nhiếp ảnh gia và tính chất trang phục theo yêu cầu của dự án tạo nên sự kết hợp thú vị. Năng lượng sức sống căng tràn của mùa xuân thể hiện qua trang phục, cách tạo dáng hoà hợp với ý niệm che giấu bản thân, biến con người thành sự vật của Bobb-Willis. Người xem bị điều hướng chú ý ‘thẳng’ vào trang phục đầu tiên mà không bị phân tâm bởi người mẫu.