Phân tích dự án thời trang (04): Chiến dịch Xuân 2019 của Gucci
Chiến dịch Xuân 2019 của Gucci là sự tôn kính dành cho những cô gái tóc vàng peroxide, những cô nàng lấp lánh và hào nhoáng, những đôi giày tap-shoe và những cầu thang vô tận.
Mục lục
Chiến dịch của Gucci gợi nhớ đến kỷ nguyên vàng của Hollywood
Gucci đã ‘đắp’ lên cho chiến dịch này dáng vẻ cổ điển, huy hoàng, không kém phần sôi nổi quyến rũ của thời đại vàng son Hollywood vào những năm 40s -50s. Đội ngũ sáng tạo đã lấy cảm hứng từ những vở nhạc kịch lấy bối cảnh thập niên này, chẳng hạn như Cover Girl (1944), An American in Paris (1951) và Singin’ in the Rain (1952).
Các người mẫu diễn lại những cảnh khiêu vũ được dàn dựng kỹ càng trong khi mặc những bộ vest được thiết kế riêng, áo choàng lông thú giả và giày thể thao đính đá quý của Gucci. Các họa tiết sọc và kẻ sọc cổ điển được pha trộn với các họa tiết lạ mắt hơn, chẳng hạn như dâu tây, trong khi logo chữ G lồng vào nhau của thương hiệu tạo nên sự xuất hiện xuyên suốt như thường lệ.
Bên cạnh đó, chất lượng các video quảng bá cũng gây chú ý khi tái hiện chân thật nhất chất lượng quay chụp thời kỳ này với các hiệu ứng mờ ảo. Điều này tạo nên bầu không khí hoài cổ bên cạnh âm nhạc đi kèm, tạo nên một bầu không khí không thể cổ điển hơn!
Bên cạnh đó, để tăng tính chân thật, nhãn hiệu còn sản xuất video phỏng vấn “diễn viên” trên thảm đỏ của buổi biểu diễn. Gucci đã biến toàn bộ buổi biểu diễn thời trang thành một sân khấu sống động như thật, như thể người ta đang sống trong thời hoàng kim của Hollywood vậy.
Xem thêm TẠI ĐÂY.
Tại sao Gucci lại chọn concept này cho chiến dịch Xuân 2019?
Alessandro Michele: đạo diễn sáng tạo với phong cách độc đáo, cổ điển
Alessandro Michele – giám đốc sáng tạo chiến dịch Xuân 2019 của Gucci – đã thể hiện khá rõ niềm đam mê của mình với Hollywood và văn hóa người nổi tiếng kể từ khi anh đảm nhận vai trò lãnh đạo sáng tạo tại Gucci vào năm 2015.
Tương tự như vậy, quần áo Gucci của Alessandro Michele luôn có đường nét gợi nhớ đến kiểu quyến rũ cổ điển, sang trọng và đầy màu sắc sặc sỡ.
“Camp thực sự có ý nghĩa đối với tôi: khả năng độc đáo của việc kết hợp nghệ thuật cao cấp và văn hóa đại chúng”.
Đó chính là điều mà Michele thực hiện không chỉ trong chiến dịch này mà còn trong tất cả công việc của anh ấy, hết lần này đến lần khác
Vào năm 1964, Susan Sontag đã định nghĩa Camp Fashion là một “sự nhạy cảm” về mặt thẩm mỹ, dễ nhận thấy nhưng khó giải thích đối với hầu hết chúng ta. Một sự cố tình vượt quá giới hạn, một chất lượng hơi (hoặc cực kỳ) “không phù hợp”, một gu thẩm mỹ tồi nhưng là một phương tiện cho nghệ thuật thăng hoa.
Theo đó, Camp là một phong cách thẩm mỹ coi một cái gì đó là hấp dẫn vì nó xấu và giá trị mỉa mai của nó .Thẩm mỹ Camp phá vỡ nhiều quan niệm của chủ nghĩa hiện đại về nghệ thuật và đặc biệt là nghệ thuật cao cấp bằng cách đảo ngược các thuộc tính thẩm mỹ như vẻ đẹp và giá trị. Vì nghệ thuật cao nhất thiết phải kết hợp giữa vẻ đẹp và giá trị, thì Camp nhất thiết phải sống động, táo bạo và năng động. Phong cách hình ảnh này gắn liền với văn hóa đồng tính nam.
Vì thế, với niềm đam mê thẩm mỹ Camp: táo bạo, năng động và bức phá, Alessandro Michele đã thể hiện gu thẩm mỹ này qua trang phục của mình. Và, để tôn ‘chất’ này, văn hoá vàng son thời hoàng kim Hollywood là một lựa chọn không thể phù hợp hơn! Thời kỳ này đã chứng minh chính nó bằng sự lãng mạng cổ điển, cùng với sự bùng nổ, bức phá của những ngôi sao, sân khấu hoàng tráng.
Bên cạnh đó, một số người cho rằng chiến dịch này một quyết định nghệ thuật kỳ lạ lỗi thời. Nhưng có lẽ Gucci quá giỏi trong việc thu hút thế hệ trẻ bằng các chiến dịch vui nhộn mà quên mất việc phục vụ nhóm đối tượng trung niên trở lên – hay còn gọi là những người tiêu dùng thực sự có đủ thu nhập để chi tiêu. Đây rất có thể là nỗ lực của họ nhằm điều chỉnh hướng đi theo cách sang trọng nhất, quyến rũ nhất có thể.
Chiến dịch với ba phần hình ảnh
Chiến dịch do nhiếp ảnh gia thời trang người Anh, Glen Luchford chỉ đạo, được chia thành ba phần – một buổi chụp ảnh màu, một buổi chụp ảnh đen trắng và một loạt video.
Những bức ảnh màu tái hiện lại những khoảnh khắc kinh điển, những vở diễn, hậu trường đầy năng lượng, quyến rũ và sôi nổi của thời kỳ vàng son Hollywood. Trong khi đó, những tấm ảnh đen trắng lại gợi cảm giác hoài niệm sâu sắc, gợi lên vẻ đẹp kín đáo, sang trọng và quyền lực của thời đại hoàng kim.